GenZ nên bắt đầu quản trị tài chính cá nhân từ khi nào thì hợp lý? Câu trả lời là bạn có thể bắt đầu quản trị tài chính cá nhân bất cứ lúc nào bằng cách xây Tháp tài sản. Tháp tài sản là gì và cách xây dựng tháp tài sản như thế nào, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Tháp tài sản là gì?
Tháp tài sản hay còn được gọi là tháp hoạch định tài chính, là mô hình phân bổ nhiều lớp xếp chồng lên nhau tạo thành hình tháp. Thông thường tháp tài sản chia thành 3 tầng.
Thị trường tài chính là gì? Vai trò của nó trong phát triển kinh tế
Tầng dưới cũng là tài sản phòng vệ/ tài sản an toàn và tạo nền tảng vững chắc cho tháp tài sản. Tầng này chính để đảm bảo tiêu chuẩn tối thiểu cho mức sống cơ bản nhất. Tầng tiếp theo là tài sản tích sản và tài sản đầu tư. Tuy nhiên hiện nay, tháp tài sản chia thành 5 tầng như sau:
Tháp tài sản là gì ?
- Tài sản vô hình
- Tài sản bảo vệ
- Tài sản tạo thu nhập
- Tài sản tăng trưởng
- Tài sản mạo hiểm
Cách xây dựng tháp tài sản giúp quản trị tài chính
Bước 1: Tạo dựng lớp tài sản vô hình
Tài sản vô hình được tích lũy trong quá trình học tập và rèn luyện trong cuộc sống. Những kiến thức này giúp bạn tạo ra các loại tài sản hữu hình khác. Do đó bạn tích lũy càng nhiều tài sản vô hình thì các loại tài sản khác của bạn cũng mở rộng theo.
Bước 2: Xây lớp tài sản bảo vệ
Lớp tài sản bảo vệ là khoản giúp bạn dự phòng khi ốm đau, khi tạm ngưng công việc hoặc các khoản chi bất ngờ khác. Với khoản dự phòng này, bạn có thể tiết kiệm, mua bảo hiểm nhân thọ, sức khỏe…
Bước 3: Xây dựng lớp tài sản tạo thu nhập
Trong lớp tài sản này, bạn nên tạo ra các nguồn thu dòng tiền thụ động. Bạn có thể ưu tiên các tài sản tạo ra lợi nhuận đều đặn như gửi tiết kiệm, quỹ mở hay trái phiếu…
Xây dựng tháp tài sản giúp bạn quản trị tài chính tốt hơn
Bước 4: Xây lớp tài sản tăng trưởng
Để xây lớp tài sản tăng trưởng, bạn sẽ cần chuyển sang các tài sản mang lại lợi nhuận cao hơn đồng nghĩa rủi ro cũng sẽ cao hơn. Loại tài sản này phổ biến nhất là chứng khoán, các loại cổ phiếu. Với lớp tài sản này bạn cần lưu ý, lợi nhuận tỷ lệ thuận với rủi ro, lợi nhuận càng cao rủi ro càng lớn.
Bước 5: Xây lớp tài sản mạo hiểm
Lớp tài sản này nằm trên cùng của tháp tài sản, là lớp tài sản mạo hiểm. Thông thường đó sẽ là các khoản đầu tư mạo hiểm cao như chứng khoán, tiền điện tử… Do tính rủi ro cao nên nên trước khi đầu tư bạn cần cân nhắc kỹ và chỉ nên đầu tư khoảng 5%-7% tài sản bản thân. Trường hợp rủi ro thì không tổn thất lớn về tài chính.
Trên là thông tin về tháp tài sản và các xây dựng tháp tài sản giúp bạn quản trị tốt hơn tài chính cá nhân. Hy vọng có thể giúp bạn trong công tác quản trị và phát triển tài chính bản thân.
Finy không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân